Góc cafe': "Đây là một ví dụ cho việc hình thức ảnh hưởng đến nội dung ra sao…"

Cùng enjoy nhé...



Chúng ta thường quen miệng nói vui " Ăn gì bổ nấy " hay "Nếu không ăn cà rốt bạn có thể sẽ không nhìn thấy trong bóng tối" mà ít khi để ý thực sự có đúng như vậy không. 


Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều các loại rau củ quả có hình dạng gần giống với một số bộ phận trên cơ thể mà ăn vào sẽ bồi bổ tốt. 

Đây không đơn thuần là sự trùng hợp mà đậu tây được gọi là "đậu thận" hay quả óc chó trông giống như bộ não thu nhỏ. 

Một nhà triết học cổ người Châu Âu được biết đến là nhà "giáo lý của những dấu hiệu". Ông cho rằng thực vật, động vật và các khoáng chất thường chứa đựng một đầu mối trong hình dạng, hình thù hay hoạt động của chúng. Đó là những dấu hiệu ngầm cho chúng ta biết công dụng của chúng. 

12 loại thực phẩm sau đây có thể chứng minh điều đó. 

1. Cà rốt: Mắt 


Hình ảnh lát cà rốt cắt ngang rất giống với mắt (Ảnh minh họa) 

Nhìn vào củ cà rốt bạn sẽ thấy các mô tương tự như cấu trúc của con mắt. Cắt ngang củ cà rốt và bạn sẽ thấy từ xa, phần trung tâm trông y như kết cấu của con mắt. Quan sát gần hơn nữa, bạn sẽ bắt đầu nhận ra những tia li ti ở cà rốt như là cấu trúc của con ngươi và mống mắt. 

Không chỉ chứa vitamin và chất chống oxi hóa, cà rốt còn chứa đựng một chất hóa học thực vật gọi là beta-carotene làm cho chúng có màu cam. Beta – carotene rất tốt cho việc làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh đục thủy tinh thể và bảo vệ mắt tránh khỏi nguyên nhân thoái hóa làm giảm thị lực khi về già. 

Cà rốt cũng có tác dụng làm lưu thông máu, khiến mắt sáng hơn. 

2. Hạt óc chó: Não bộ 


So sánh hình dạng hạt óc chó và bộ não (Ảnh minh họa) 

Bề mặt nhăn nheo của óc chó giống bán cầu não trái và phải của não bộ. Với hình thù kì lạ, các nếp nhăn và các gợn của quả óc chó làm chúng trông nổi bật và rất giống bộ não. 

Óc chó chứa đựng một hàm lượng lớn chất béo omega 3 và phát triển hơn 3 tá nơ-ron vận chuyển, hỗ trợ chức năng cho não. Chúng cũng giúp giảm thiểu chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra được chiết xuất của óc chó phá vỡ mảng protein liên kết với chứng bệnh Alzheimers. 

Vì thế đó là lí do óc chó được đặt cho biệt danh là "thực phẩm cho bộ não" 

3. Cần tây: Xương 


Thân cây cần tây được so sánh với xương (Ảnh minh họa) 

Cuống dài giống xương, cần tây quả là nguồn silic tuyệt vời cho xương. Cần tây là thực phẩm chỉ tiêu đặc biệt cho xương chắc khỏe. Nó giống một nguồn silicon lớn, làm nên thành phần cấu trúc phân tử có trong xương. 

Thử đoán xem, xương có 23% natri và cần tây cũng vậy. Nếu không bổ sung đủ lượng natri cần thiết trong mỗi bữa ăn, toàn bộ cơ thể kéo theo cả xương cốt, tất cả sẽ trở nên yếu ớt. 

Vì vậy, ăn cần tây là một trong những cách tốt nhất để cung cấp thêm những dưỡng chất cho xương. 

4. Cam và Bưởi: Bầu ngực 


Cam và bưởi giúp lưu thông bạch huyết trong vú. Cam trông giống phần bầu ngực, đó là điều dễ thấy nhưng thực ra chúng còn tốt cho ngực nữa. Nó giúp cho sự vận chuyển của bạch cầu (chất lỏng không màu) lưu thông trong ngực. Bưởi có chứa chất gọi là limonoids dùng để cải thiện tốt cho sự phát triển của bầu ngực phụ nữ. 

5. Khoai lang : Tuyến tụy 


Khoai lang có một sự giống nhau đặc biệt với tuyến tụy và giúp tuyến tụy hoạt động khỏe mạnh. Chúng có chứa hàm lượng beta-carotin cao-một dạng chất chống oxi hóa bảo vệ tất cả các mô trong cơ thể khỏi ung thư hay lão hóa. 

Khoai lang cũng hữu ích đối với những người bị đái đường. Bởi chúng giúp cân bằng chỉ số đường huyết – một biện pháp thực hiện đối với các loại thực phẩm chứa cacbohydrate đủ để điều hòa lượng đường trong máu. 

6. Cà chua: Tim mạch 


Cắt nửa quả cà chua, bạn sẽ thấy rất nhiều khoang giống cấu trúc của một trái tim. Cà chua chứa nhiều chất lycopene, một chất hóa học thực vật làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. 

Nếu trộn cà chua với một số chất béo dinh dưỡng lành mạnh như dầu ô-liu, bơ thì nó sẽ thúc đẩy sự hấp thụ chất lycopene gấp 10 lần. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra chất lycopene giúp chống lại các ảnh hưởng xấu mà các cholesterol không lành mạnh gây ra. 

7. Rượu vang: Máu 

Hợp chất làm tan cục máu đông trong rượu vang giúp giảm đột quỵ. Tin tốt là, bạn không cần phải bỏ rượu vang đỏ. Vang đỏ rất giàu chất chống oxi hóa và polyphenol ngăn chặn tổn thương tế bào, chứa đựng lượng lớn resveratrol. Vì thế, khi thưởng thức 1 ly rượu vào buổi tối, bạn đã bổ sung cho mình một lượng hợp chất dinh dưỡng bảo vệ khỏi những nguy cơ có thể xảy ra trong máu, như cholessterol gây ra bệnh tim. 

8. Chuối: Nụ cười 


Chuối giống như nụ cười, có tác dụng như thuốc chống trầm cảm điều hòa tâm thần não. Ăn một quả chuối, bạn sẽ có được một nụ cười thật tươi. Trong chuối có chất protein là trytophan. Sau khi tiêu hóa xong, nó sẽ biến đổi thành serotonin. Đây được biết đến là "chất gây cười" và là một trong số chất quan trọng ảnh hưởng đến điều hòa tâm tính trong não bộ. Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng bằng cách điều chỉnh mức độ sản xuất serotonin ở mức độ cao hon, làm cho tâm trạng tốt hơn. 

9. Bơ: Tử cung 

Bơ có hình dạng trông giống một chiếc bóng đèn – đúng hơn là giống tử cung. Loại quả này rất giàu axit folic giúp làm giảm nguy cơ dị sản cổ tử cung – một tình trạng tiền ung thư. Thực chất, một số nghiên cứu cho thấy nếu một phụ nữ ăn một quả bơ mỗi tuần sẽ giúp cân bằng lượng hooc-môn, loại bỏ chứng đầy bụng không mong muốn và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. 

Và còn một sự trùng hợp kì lạ nữa, phải mất chính xác chín tháng cho một quả bơ từ giai đoạn đơm hoa cho đến khi kết trái. 

10. Nho: Phổi 



Nho giống chùm phế nang trong phổi, cho phép oxi vào trong máu. Lá phổi của chúng ta được cấu tạo từ nhiều nhánh khí quản nhỏ và kết thúc với những búi mô nhỏ xíu gọi là túi phổi. 

Những cấu trúc trông giống chùm nho này mang oxi từ phổi đến các mạch máu nuôi cơ thể. Một chế độ ăn uống với hầu hết là hoa quả tươi, ví dụ như nho, được chứng minh là làm giảm nguy cơ ung thư phổi và khí thũng. Hạt nho cũng chứa một chất hóa học gọi là proanthocyanidin , có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn do dị ứng. 

11. Gừng: Dạ dày 


Củ gừng giống dạ dày, người Trung Quốc dùng làm thuốc chống nôn ói mửa. Gừng thường trông như dạ dày, vì thế nó đóng một vai trò khá lớn trong việc hỗ trợ tiêu hóa. 

Trong 2000 năm, người Trung Quốc đã sử dụng nó để điều hòa dạ dày và chữa chứng buồn nôn, nó cũng là phương thuốc chống say tàu xe. 

Gingerol là thành phần chịu trách nhiệm về hương thơm và mùi vị đặc biệt của gừng. Gừng cũng được liệt kê trong kho cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ là phytochemical - hợp chất tìm thấy trong thực vật, có khả năng ngăn ngừa buồn nôn và ói mửa. 

12. Nấm: Tai 


Thái nấm ra làm đôi và bạn sẽ nhận ra trông chúng giống cái tai của mình. Bổ sung nấm vào bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện thính giác. 

Nấm là một trong số ít các loại thực phẩm có chứa vitamin D rất cần thiết cho xương khỏe mạnh, ngay cả những phần nhỏ trong tai của bạn mang âm thanh đến não.


Theo Phương Hoa
Theo Trí Thức trẻ







 
Top